1 Nỗi ân hận của những 'siêu quậy' Wed Aug 17, 2011 4:04 pm
dantri
Admin
Minh Tuấn được bạn bè gọi thân mật bằng cái tên Tuấn "xì po". Nhìn vẻ ngoài thư sinh hiền lành của chàng thiếu niên không ai nghĩ cậu lại là một quái xế.
Hàng đêm Tuấn tụ tập cùng bạn bè tham gia đua xe đến sáng mới về nhà. Cứ đêm xuống, nhóm của Tuấn lại rủ nhau ngồi "đồng" ở các tụ điểm vui chơi, chờ khuya bắt đầu ra điểm hẹn đi bão. Cũng vì cuộc sống lấy đêm làm ngày nên cậu đã nghỉ học từ năm lớp 11.
Nhiều cô cậu trẻ mê đi bão đêm để tìm cảm giác mạnh. Ảnh: An Nhơn
Lúc đầu, Tuấn chỉ đua cho vui tìm cảm giác mạnh. Nhưng khi đã trở thành một quái xế có tiếng, cậu tham gia đua xe cá độ ăn tiền. Thắng độ thì cả đám có tiền đi chơi, còn thua nhiều lúc phải về nhà tìm cách xin tiền để trả.
"Lúc đầu em đua xe chỉ là do bạn bè thách thức và do tuổi trẻ thích thế, lâu dần trở thành thói quen không bỏ được", cậu trai tuổi vị thanh niên nói. Cái cảm giác phóng xe bạt mạng đã ăn sâu vào trong người cậu lúc nào không hay, mặc dù có đôi khi ngại ngần lúc bạn bè hay chính mình bị tai nạn. Song Tuấn cũng chỉ ở nhà cho đến khi lành vết thương thì lại lao ra đường cùng đám bạn.
Một lần sau khi đã có hơi men, lại nhận lời thách cược, Tuấn tham gia cuộc đua "TP HCM xuyên Vũng Tàu", lao vào ôtô chạy ngược chiều. Không chết nhưng cậu gần như phải sống đời thực vật, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào bố mẹ. Nằm một chỗ, bạn bè ngày xưa lìa xa không một đứa đến thăm, cậu trở nên trầm cảm: "Tuổi trẻ của em trôi qua thật vô nghĩa".
Còn My, con gái cưng của một chủ tiệm vàng thì lại có sở thích đi "bay" - chơi chất gây nghiện. Ba mẹ ly dị nên không ai quản lý giám sát My, cộng với tiền xài muốn bao nhiêu chỉ cần nói một tiếng, cô gái trẻ lấy bar làm chỗ vui chơi, khách sạn là nhà. Mà với My cùng nhóm bạn nhà giàu của mình, đi bar đồng nghĩa với phải sử dụng thuốc lắc.
Cũng như mọi chất gây nghiện khác, thuốc lắc càng ngày phải tăng liều lượng sử dụng lên. Từ đó số tiền nhóm My dùng mua thuốc tăng lên, nhưng với cô đó chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần vui là được.
Cô tâm sự: "Lúc đầu do buồn chuyện gia đình nên em đi bar chỉ để uống rượu cho hết buồn, rồi bạn bè rủ rê chơi thuốc. Lúc đó cũng sợ nhưng do buồn nên em thử, đến bây giờ thì bỏ không được rồi". Đôi khi My chán cảnh sống hiện tại, muốn từ giã những cuộc chơi thâu đêm để tìm kiếm công ăn việc làm, đổi đời. "Nhưng khó quá, học hành lại từ đầu thì đã muộn, cũng không biết nghề nghiệp gì phù hợp ngoài chuyện bán vàng với mẹ. Mà bán vàng thì vẫn là con đường sống cũ", cô gái chậm rãi lắc đầu.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc giới trẻ tham gia các trò chơi nguy hiểm như đua xe, chơi thuốc lắc là do dư thừa năng lượng. Tâm lý lứa tuổi có nhiều bất ổn, muốn được bộc lộ nhiều vấn đề trong cuộc sống nhưng lại gặp cản ngại từ người lớn nên tìm đến trò cảm giác mạnh hoặc ảo để giải tỏa ức chế.
Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng sự thiếu quan tâm của gia đình cũng là một nguyên nhân quan trọng đẩy giới trẻ vào những trò chơi độc hại. Do đó nhà trường cũng như cộng đồng cần tạo ra nhiều sân chơi cho giới trẻ, hướng con cái đến những hoạt động lành mạnh hơn và có ích cho xã hội.
Huy Đức
Hàng đêm Tuấn tụ tập cùng bạn bè tham gia đua xe đến sáng mới về nhà. Cứ đêm xuống, nhóm của Tuấn lại rủ nhau ngồi "đồng" ở các tụ điểm vui chơi, chờ khuya bắt đầu ra điểm hẹn đi bão. Cũng vì cuộc sống lấy đêm làm ngày nên cậu đã nghỉ học từ năm lớp 11.
Nhiều cô cậu trẻ mê đi bão đêm để tìm cảm giác mạnh. Ảnh: An Nhơn
Lúc đầu, Tuấn chỉ đua cho vui tìm cảm giác mạnh. Nhưng khi đã trở thành một quái xế có tiếng, cậu tham gia đua xe cá độ ăn tiền. Thắng độ thì cả đám có tiền đi chơi, còn thua nhiều lúc phải về nhà tìm cách xin tiền để trả.
"Lúc đầu em đua xe chỉ là do bạn bè thách thức và do tuổi trẻ thích thế, lâu dần trở thành thói quen không bỏ được", cậu trai tuổi vị thanh niên nói. Cái cảm giác phóng xe bạt mạng đã ăn sâu vào trong người cậu lúc nào không hay, mặc dù có đôi khi ngại ngần lúc bạn bè hay chính mình bị tai nạn. Song Tuấn cũng chỉ ở nhà cho đến khi lành vết thương thì lại lao ra đường cùng đám bạn.
Một lần sau khi đã có hơi men, lại nhận lời thách cược, Tuấn tham gia cuộc đua "TP HCM xuyên Vũng Tàu", lao vào ôtô chạy ngược chiều. Không chết nhưng cậu gần như phải sống đời thực vật, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào bố mẹ. Nằm một chỗ, bạn bè ngày xưa lìa xa không một đứa đến thăm, cậu trở nên trầm cảm: "Tuổi trẻ của em trôi qua thật vô nghĩa".
Còn My, con gái cưng của một chủ tiệm vàng thì lại có sở thích đi "bay" - chơi chất gây nghiện. Ba mẹ ly dị nên không ai quản lý giám sát My, cộng với tiền xài muốn bao nhiêu chỉ cần nói một tiếng, cô gái trẻ lấy bar làm chỗ vui chơi, khách sạn là nhà. Mà với My cùng nhóm bạn nhà giàu của mình, đi bar đồng nghĩa với phải sử dụng thuốc lắc.
Cũng như mọi chất gây nghiện khác, thuốc lắc càng ngày phải tăng liều lượng sử dụng lên. Từ đó số tiền nhóm My dùng mua thuốc tăng lên, nhưng với cô đó chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần vui là được.
Cô tâm sự: "Lúc đầu do buồn chuyện gia đình nên em đi bar chỉ để uống rượu cho hết buồn, rồi bạn bè rủ rê chơi thuốc. Lúc đó cũng sợ nhưng do buồn nên em thử, đến bây giờ thì bỏ không được rồi". Đôi khi My chán cảnh sống hiện tại, muốn từ giã những cuộc chơi thâu đêm để tìm kiếm công ăn việc làm, đổi đời. "Nhưng khó quá, học hành lại từ đầu thì đã muộn, cũng không biết nghề nghiệp gì phù hợp ngoài chuyện bán vàng với mẹ. Mà bán vàng thì vẫn là con đường sống cũ", cô gái chậm rãi lắc đầu.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc giới trẻ tham gia các trò chơi nguy hiểm như đua xe, chơi thuốc lắc là do dư thừa năng lượng. Tâm lý lứa tuổi có nhiều bất ổn, muốn được bộc lộ nhiều vấn đề trong cuộc sống nhưng lại gặp cản ngại từ người lớn nên tìm đến trò cảm giác mạnh hoặc ảo để giải tỏa ức chế.
Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng sự thiếu quan tâm của gia đình cũng là một nguyên nhân quan trọng đẩy giới trẻ vào những trò chơi độc hại. Do đó nhà trường cũng như cộng đồng cần tạo ra nhiều sân chơi cho giới trẻ, hướng con cái đến những hoạt động lành mạnh hơn và có ích cho xã hội.
Huy Đức
Bài viết mới cùng chuyên mục
Bài viết liên quan