1 Dịch vụ nấu cỗ tại gia ngày càng thịnh hành Wed Aug 17, 2011 3:45 pm
dantri
Admin
Thay vì tự tay nấu nướng, ngày càng nhiều người lựa chọn dịch vụ tiệc tại nhà dù còn e ngại về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của những cơ sở này.
Dịch vụ nấu cỗ tại gia ngày càng được nhiều người lựa chọn. Đa phần đó vẫn là những cơ sở tư nhân. Ảnh: Xuân Ngọc
Về làm dâu của một gia đình 3 đời độc đinh, chị Lan Phương, nhân viên bảo hiểm ở Hà Nội, phải tự tay quán xuyến mọi việc trên dưới. Song, cứ đến những dịp giỗ chạp, chị thường đặt sẵn cỗ rồi nhờ họ phục vụ luôn tại nhà, để khỏi ảnh hưởng đến công việc ở cơ quan. "Hì hục vào bếp làm 5 mâm cỗ đã mất cả buổi mà có khi lại không ngon nên tốt nhất là đi thuê", chị Phương nói.
Chỉ có nhu cầu từ một đến hai mâm, chị Huệ (Đê La Thành, Hà Nội) cũng thường xuyên gọi điện đặt cỗ từ những địa chỉ nấu chuyên nghiệp. Chị Huệ chia sẻ, nhiều hôm, gia đình hay bạn bè ngẫu hứng tụ tập nhưng không có thời gian, chị ngồi ở cơ quan, gọi điện đặt, đến lúc tan giờ làm là có.
Theo ghi nhận của VnExpress.net, hiện nay dịch vụ tiệc tại nhà đang thu hút rất đông khách hàng. Nếu đặt một đến 2 mâm, khách hàng chỉ cần gọi điện trước 4-5 giờ đồng hồ là có. Nhưng nhu cầu lên đến vài chục hay cả trăm mâm thì người tiêu dùng phải đến làm hợp đồng với chủ cơ sở trước đó vài tuần, đặt cọc từ 20% đến 50%, đặc biệt là vào mùa cưới.
Cô Thương, chủ địa chỉ nấu cỗ trên đường Láng cho biết, vào những tháng hè, khách không quá đông. Nhưng đầu và cuối mỗi năm, dịp nhiều đám cưới thì khách phải liên hệ trước hai tháng mới chắc chắn được. "Vì mỗi ngày chúng tôi chỉ phục vụ được hai đám to vào buổi trưa và tối, còn những đám nhỏ dưới 5 mâm thì dễ xoay sở hơn", cô Thương nói.
Nhưng với những đơn hàng dưới 5 mâm, khách hàng không được phục vụ bát đĩa; từ 2 mâm trở xuống thì người mua phải tự trả phí vận chuyển và phục vụ.
Giá cho mỗi mâm cỗ từ 800.000 đồng đến 1,3 triệu đồng, chưa kể đồ uống, tùy thực đơn và địa chỉ. Sau khi nấu nướng, họ thường cho vào thùng xốp giữ nhiệt rồi vận chuyển đến cho khách hàng. Nếu gia chủ có nhu cầu và diện tích địa điểm rộng, cơ sở nấu cỗ sẽ mang cả bếp ga, dụng cụ đến tận nơi để chế biến và hâm nóng thức phẩm.
Mức giá trên đắt hơn từ 20% đến 30% so với một mâm cỗ tự nấu nướng tại nhà. Như thực đơn gồm 10 món là nửa con gà hấp lá chanh, 12 con tôm cỡ vừa chiên trứng muối, cá quả sốt ngũ liễu, bò sốt tiêu đen và bánh bao, nộm thịt bò khô, xào thập cẩm, ngô chiên bơ, xôi vò, canh bóng thập cẩm, cơm tám...có giá từ 950.000 đồng đến 1.050.000 đồng tùy nơi. Còn nếu tự mua nguyên liệu về chế biến thì một mâm cỗ như vậy, chi phí tối đa chỉ khoảng 700.000 đồng. Nhưng theo nhận định của nhiều người tiêu dùng, một mâm cỗ thuê nấu vẫn đầy đặn và rẻ hơn nhiều so với các nhà hàng, khách sạn.
Mặc dù biết rõ giá cả đắt hơn song có nhiều nguyên nhân để chị em ưu ái, lựa chọn dịch vụ tiệc tại gia như hiện nay. Tâm sự với VnExpress, chị Lan Phương còn cho rằng chị không biết phải xoay sở, làm tròn phận dâu thế nào nếu không có những cơ sở nấu cỗ chuyên nghiệp này.
Chị giãi bày, mỗi năm gia đình chồng chị có vài ba đám giỗ, mừng thọ, hội họp...nhưng chị chỉ có thể xin nghỉ phép tối đa 12 ngày. Đó là chưa kể khi con ốm, mẹ đau, rồi sau mỗi hôm nghỉ thì việc lại ùn lên. "'Phú quý sinh lễ nghĩa', dịp gì cũng phải xum họp ăn uống, mà mình thì lại không có thời gian. Hơn nữa, có nhiều món, mình không đủ nguyên liệu và dụng cụ để chiến biến chuyên nghiệp được như họ nên đi thuê vừa nhàn vừa ngon", chị Phương mách nước.
Còn với chị Huệ, hình thức tiệc tại gia mang lại cho gia đình, bạn bè chị cảm giác ấm cúng hơn ra ngoài cửa hàng ăn, mà vẫn có thời gian để nghỉ ngơi và nói chuyện cùng nhau, thay vì phải nấu nướng và lọ mọ rửa dọn như trước. Đa phần các cơ sở này đều là do những người kinh doanh tư nhân, có tay nghề nấu nướng mở ra, rồi thuê thêm nhân công.
Không cần cửa hàng mặt đường cũng như vốn đầu tư lớn, nhu cầu của thị trường lại ngày càng rộng nên không ít người đã lựa chọn kinh doanh ở lĩnh vực này. Đa phần đó đều là những cơ sở tư nhân, do người có tay nghề nấu nướng lập ra.
Có trụ sở chỉ chừng 50 mét vuông trong một ngõ nhỏ ở phố Nguyễn Thiện Thuật, nhưng được rất nhiều người trên mạng biết đến, cô An tâm sự, so với những nghề kinh doanh khác, công việc này cũng không phải đầu tư vốn quá nhiều, đa phần đều chỉ là đồ gia dụng nhà bếp. "Chi phí ban đầu chỉ vài cái bếp than để ninh, hầm, bếp ga, nồi niêu xong chảo. Còn thực phẩm thì khách đặt mới phải chuẩn bị", cô cho hay.
Công việc này cũng mang lại cho cô nguồn thu khá lớn. Trừ chi phí nhân công và nguyên liệu, cô cũng có được lợi nhuận 150.000-200.000 đồng trên mỗi mâm cỗ.
Nhưng theo cô An, có ba điều khó khăn để bước chân và trụ được với nghề. Thứ nhất, phải là những người am tường về ẩm thực thì mới kinh doanh được trong lĩnh vực này. Thứ hai, chủ cơ sở kinh doanh phải kiểm soát được nguồn hàng và quy trình của người làm để đảm bảo thức ăn sạch sẽ và thơm ngon để giữ uy tín. Và thứ ba là người kinh doanh phải cập nhật, học hỏi những món ăn mới để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Một mâm cỗ được đặt nấu tại gia có giá một triệu đồng. Ảnh: Xuân Ngọc
Tuy nhiên, với không ít bậc phụ huynh cao tuổi, dịch vụ này gia tăng lại đang "làm hư" dâu con của họ. Bác Kim Tuyến, một cán bộ về hưu của bệnh Quân đội chia sẻ, dù mang lại nhiều tiện ích nhưng nó khiến con dâu, con gái của bác ỷ lại, không chịu học cách nấu nướng.
"Ngày trước chúng tôi cũng đi làm mà vẫn bếp núc chứ có như bây giờ. Bọn trẻ bây giờ cứ cậy đồng tiền, bếp nguội thì tình cảm cũng khó giữ nồng ấm. Học cách nấu nướng cũng là chăm sóc chồng con, giúp chồng hãnh diện với bạn bè, họ hàng", bác Tuyến tâm sự.
Việc các dịch vụ nấu cỗ gia tăng cũng khiến một bộ phận người tiêu dùng lo lắng về vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi đa phần những cơ sở này đều là tư nhân và chưa phải nơi nào cũng có chứng nhận đảm bảo vệ sinh của Bộ Y tế.
Theo một chuyên gia dinh dưỡng ở Hà Nội, nếu có điều kiện thì người tiêu dùng vẫn nên tự nấu nướng tại nhà. Bất khả kháng đi đặt cỗ ngoài thì phải chọn chỗ thân quen, được người thân, bạn bè đã qua sử dụng mách lại.
"Tôi nghĩ, dù bận thì cũng cố gắng thu xếp thời gian đến tận nơi đặt hàng để quan sát nhà bếp và quy trình nấu nướng của họ xem có vệ sinh không, tránh việc chỉ gọi qua điện thoại. Quá trình họ nấu, mình cũng cần để ý và kiểm soát kỹ lưỡng", chuyên gia này nói.
Xuân Ngọc
Dịch vụ nấu cỗ tại gia ngày càng được nhiều người lựa chọn. Đa phần đó vẫn là những cơ sở tư nhân. Ảnh: Xuân Ngọc
Về làm dâu của một gia đình 3 đời độc đinh, chị Lan Phương, nhân viên bảo hiểm ở Hà Nội, phải tự tay quán xuyến mọi việc trên dưới. Song, cứ đến những dịp giỗ chạp, chị thường đặt sẵn cỗ rồi nhờ họ phục vụ luôn tại nhà, để khỏi ảnh hưởng đến công việc ở cơ quan. "Hì hục vào bếp làm 5 mâm cỗ đã mất cả buổi mà có khi lại không ngon nên tốt nhất là đi thuê", chị Phương nói.
Chỉ có nhu cầu từ một đến hai mâm, chị Huệ (Đê La Thành, Hà Nội) cũng thường xuyên gọi điện đặt cỗ từ những địa chỉ nấu chuyên nghiệp. Chị Huệ chia sẻ, nhiều hôm, gia đình hay bạn bè ngẫu hứng tụ tập nhưng không có thời gian, chị ngồi ở cơ quan, gọi điện đặt, đến lúc tan giờ làm là có.
Theo ghi nhận của VnExpress.net, hiện nay dịch vụ tiệc tại nhà đang thu hút rất đông khách hàng. Nếu đặt một đến 2 mâm, khách hàng chỉ cần gọi điện trước 4-5 giờ đồng hồ là có. Nhưng nhu cầu lên đến vài chục hay cả trăm mâm thì người tiêu dùng phải đến làm hợp đồng với chủ cơ sở trước đó vài tuần, đặt cọc từ 20% đến 50%, đặc biệt là vào mùa cưới.
Cô Thương, chủ địa chỉ nấu cỗ trên đường Láng cho biết, vào những tháng hè, khách không quá đông. Nhưng đầu và cuối mỗi năm, dịp nhiều đám cưới thì khách phải liên hệ trước hai tháng mới chắc chắn được. "Vì mỗi ngày chúng tôi chỉ phục vụ được hai đám to vào buổi trưa và tối, còn những đám nhỏ dưới 5 mâm thì dễ xoay sở hơn", cô Thương nói.
Nhưng với những đơn hàng dưới 5 mâm, khách hàng không được phục vụ bát đĩa; từ 2 mâm trở xuống thì người mua phải tự trả phí vận chuyển và phục vụ.
Giá cho mỗi mâm cỗ từ 800.000 đồng đến 1,3 triệu đồng, chưa kể đồ uống, tùy thực đơn và địa chỉ. Sau khi nấu nướng, họ thường cho vào thùng xốp giữ nhiệt rồi vận chuyển đến cho khách hàng. Nếu gia chủ có nhu cầu và diện tích địa điểm rộng, cơ sở nấu cỗ sẽ mang cả bếp ga, dụng cụ đến tận nơi để chế biến và hâm nóng thức phẩm.
Mức giá trên đắt hơn từ 20% đến 30% so với một mâm cỗ tự nấu nướng tại nhà. Như thực đơn gồm 10 món là nửa con gà hấp lá chanh, 12 con tôm cỡ vừa chiên trứng muối, cá quả sốt ngũ liễu, bò sốt tiêu đen và bánh bao, nộm thịt bò khô, xào thập cẩm, ngô chiên bơ, xôi vò, canh bóng thập cẩm, cơm tám...có giá từ 950.000 đồng đến 1.050.000 đồng tùy nơi. Còn nếu tự mua nguyên liệu về chế biến thì một mâm cỗ như vậy, chi phí tối đa chỉ khoảng 700.000 đồng. Nhưng theo nhận định của nhiều người tiêu dùng, một mâm cỗ thuê nấu vẫn đầy đặn và rẻ hơn nhiều so với các nhà hàng, khách sạn.
Mặc dù biết rõ giá cả đắt hơn song có nhiều nguyên nhân để chị em ưu ái, lựa chọn dịch vụ tiệc tại gia như hiện nay. Tâm sự với VnExpress, chị Lan Phương còn cho rằng chị không biết phải xoay sở, làm tròn phận dâu thế nào nếu không có những cơ sở nấu cỗ chuyên nghiệp này.
Chị giãi bày, mỗi năm gia đình chồng chị có vài ba đám giỗ, mừng thọ, hội họp...nhưng chị chỉ có thể xin nghỉ phép tối đa 12 ngày. Đó là chưa kể khi con ốm, mẹ đau, rồi sau mỗi hôm nghỉ thì việc lại ùn lên. "'Phú quý sinh lễ nghĩa', dịp gì cũng phải xum họp ăn uống, mà mình thì lại không có thời gian. Hơn nữa, có nhiều món, mình không đủ nguyên liệu và dụng cụ để chiến biến chuyên nghiệp được như họ nên đi thuê vừa nhàn vừa ngon", chị Phương mách nước.
Còn với chị Huệ, hình thức tiệc tại gia mang lại cho gia đình, bạn bè chị cảm giác ấm cúng hơn ra ngoài cửa hàng ăn, mà vẫn có thời gian để nghỉ ngơi và nói chuyện cùng nhau, thay vì phải nấu nướng và lọ mọ rửa dọn như trước. Đa phần các cơ sở này đều là do những người kinh doanh tư nhân, có tay nghề nấu nướng mở ra, rồi thuê thêm nhân công.
Không cần cửa hàng mặt đường cũng như vốn đầu tư lớn, nhu cầu của thị trường lại ngày càng rộng nên không ít người đã lựa chọn kinh doanh ở lĩnh vực này. Đa phần đó đều là những cơ sở tư nhân, do người có tay nghề nấu nướng lập ra.
Có trụ sở chỉ chừng 50 mét vuông trong một ngõ nhỏ ở phố Nguyễn Thiện Thuật, nhưng được rất nhiều người trên mạng biết đến, cô An tâm sự, so với những nghề kinh doanh khác, công việc này cũng không phải đầu tư vốn quá nhiều, đa phần đều chỉ là đồ gia dụng nhà bếp. "Chi phí ban đầu chỉ vài cái bếp than để ninh, hầm, bếp ga, nồi niêu xong chảo. Còn thực phẩm thì khách đặt mới phải chuẩn bị", cô cho hay.
Công việc này cũng mang lại cho cô nguồn thu khá lớn. Trừ chi phí nhân công và nguyên liệu, cô cũng có được lợi nhuận 150.000-200.000 đồng trên mỗi mâm cỗ.
Nhưng theo cô An, có ba điều khó khăn để bước chân và trụ được với nghề. Thứ nhất, phải là những người am tường về ẩm thực thì mới kinh doanh được trong lĩnh vực này. Thứ hai, chủ cơ sở kinh doanh phải kiểm soát được nguồn hàng và quy trình của người làm để đảm bảo thức ăn sạch sẽ và thơm ngon để giữ uy tín. Và thứ ba là người kinh doanh phải cập nhật, học hỏi những món ăn mới để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Một mâm cỗ được đặt nấu tại gia có giá một triệu đồng. Ảnh: Xuân Ngọc
Tuy nhiên, với không ít bậc phụ huynh cao tuổi, dịch vụ này gia tăng lại đang "làm hư" dâu con của họ. Bác Kim Tuyến, một cán bộ về hưu của bệnh Quân đội chia sẻ, dù mang lại nhiều tiện ích nhưng nó khiến con dâu, con gái của bác ỷ lại, không chịu học cách nấu nướng.
"Ngày trước chúng tôi cũng đi làm mà vẫn bếp núc chứ có như bây giờ. Bọn trẻ bây giờ cứ cậy đồng tiền, bếp nguội thì tình cảm cũng khó giữ nồng ấm. Học cách nấu nướng cũng là chăm sóc chồng con, giúp chồng hãnh diện với bạn bè, họ hàng", bác Tuyến tâm sự.
Việc các dịch vụ nấu cỗ gia tăng cũng khiến một bộ phận người tiêu dùng lo lắng về vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi đa phần những cơ sở này đều là tư nhân và chưa phải nơi nào cũng có chứng nhận đảm bảo vệ sinh của Bộ Y tế.
Theo một chuyên gia dinh dưỡng ở Hà Nội, nếu có điều kiện thì người tiêu dùng vẫn nên tự nấu nướng tại nhà. Bất khả kháng đi đặt cỗ ngoài thì phải chọn chỗ thân quen, được người thân, bạn bè đã qua sử dụng mách lại.
"Tôi nghĩ, dù bận thì cũng cố gắng thu xếp thời gian đến tận nơi đặt hàng để quan sát nhà bếp và quy trình nấu nướng của họ xem có vệ sinh không, tránh việc chỉ gọi qua điện thoại. Quá trình họ nấu, mình cũng cần để ý và kiểm soát kỹ lưỡng", chuyên gia này nói.
Xuân Ngọc
Bài viết mới cùng chuyên mục
Bài viết liên quan