1 Thị trường điện lạnh mất mùa Wed Aug 17, 2011 3:47 pm
dantri
Admin
Hàng tồn trong kho nhiều khi sức tiêu thụ giảm mạnh vì trời không nắng nóng gay gắt như dự báo và áp lực lạm phát tăng cao.
Chủ một cửa hàng điện lạnh trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, cùng thời điểm này năm ngoái, người tiêu dùng gần như xếp hàng để mua điều hòa khi cái nắng nóng lên tới 40 độ C. Các cửa hàng đều trong tình trạng quá tải, thợ làm việc không kể ngày đêm vẫn không đáp ứng được nhu cầu của khách. Giá cả cũng bị đội lên tới vài chục phần trăm. Nhiều gia đình sẵn sàng chi cho thợ cả trăm nghìn đồng để được chuyển hàng và lắp đặt sớm.
Vậy mà, hè năm nay, sức mua giảm rất mạnh dù giá cả cũng giảm tới 2-5% so với trước.
Việc kinh doanh những mặt hàng điện lạnh năm nay vắng khách hơn nhiều so với những năm trước. Ảnh: Xuân Ngọc.
Theo ghi nhận của VnExpress, từ đầu vụ hè đến nay, các mặt hàng điện tử, điện lạnh và các sản phẩm làm mát mùa nóng chưa từng có giai đoạn nào "cháy" hàng. Các cửa hàng kinh doanh quạt điện, máy điều hòa đầu phố Nguyễn Lương Bằng, trong chợ Nguyễn Công Trứ, Kim Ngưu… suốt 3 tháng qua đều luôn trong tình trạng vắng vẻ chứ không sôi động như các năm trước. Theo các chủ kinh doanh, số lượng người mua giảm rõ rệt, mặc dù giá không hề tăng.
Chị Nguyễn Thị Vân, chủ cửa hàng quạt Nhật trên phố này cho hay, doanh thu năm nay chỉ bằng 70% so với những năm trước. “Dạo tháng 4, tháng 5, mỗi tuần còn bán được trên dưới 50 chiếc. Nhưng 3 tháng nay ế lắm, có những ngày ngồi dài mà chẳng ai mua”, chị Vân cho biết.
Kế sát đó, một cửa hàng bán điều hòa cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Anh Phú, chủ kinh doanh kể, còn nhớ năm ngoái, hơn một tháng trời, khách xếp hàng, chen nhau mua điều hòa rồi gọi điện giục chở đến, lắp đặt, nhưng năm nay, tuyệt nhiên không có ngày nào đắt khách như vậy.
“Nghĩ đến cảnh bán hàng năm trước mà thấy thèm, tuy hơi vất vả nhưng kiếm được, còn hơn ngồi dài thế này”, anh Phú than vãn.
Ngay đến những trung tâm điện máy lớn với hàng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá, giải nhiệt mùa hè…, việc buôn bán mặt hàng điện lạnh cũng không khá hơn. Thay vì phải hẹn 3-5 ngày sau như năm ngoái, đa phần các trung tâm này đều khẳng định, khách mua điều hòa sẽ được lắp đặt ngay trong ngày.
“Chị yên tâm, bọn em đảm bảo lắp cẩn thận và ngay sau khi mua hàng, không có chuyện chờ đợi và làm vội vàng như các năm trước”, nhân viên của một siêu thị điện máy trên đường Tây Sơn khẳng định. Anh này cung cấp thêm, nếu như năm ngoái, nhiều người mua điều hòa không thể chờ được lắp miễn phí, chấp nhận tự bỏ tiền túi ra thuê thợ mà vẫn khó khăn thì hè này, nhân công lắp điều hòa nhiệt độ rất thưa việc.
Giá các mặt hàng điện lạnh năm nay đa phần đều giữ so với năm ngoái. Tủ lạnh 140-220 lít có giá từ 4,5 triệu đồng đến 7,9 triệu đồng tùy hãng, loại có dung tích lớn hơn có giá trên 8 triệu đồng. Điều hòa loại có chế độ tiết kiệm điện năng Inverter, giá từ 13 triệu đồng trở lên. Các loại quạt tích điện giá từ 450.000 đồng đến 1,2 triệu đồng tùy xuất xứ và thời gian sử dụng. Quạt phun sương vẫn giữ ở mức 2,2-2,5 triệu đồng mỗi chiếc.
Thậm chí tại thời điểm hiện tại, một số loại còn rẻ hơn đầu hè đến vài trăm nghìn đồng. Chỉ vào chiếc điều hòa 2 chiều, loại Inverter 10.000 BTU của Panasonic, nhân viên của trung tâm điện máy Topcare (Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: “Cách đây vài tháng, chiếc này có giá hơn 9 triệu đồng, nhưng giờ giảm còn gần 8,8 triệu đồng. Nhìn chung, điện lạnh năm nay có giá 'mềm’hơn”.
Anh Thịnh, chủ cửa hàng phân phối điều hòa, quạt máy trong chợ Nguyễn Công Trứ lại cho rằng, việc buôn bán điện lạnh giảm sút là lẽ đương nhiên. Theo anh, sau nhiều năm liên tục hút khách, “cháy” hàng vì có quá nhiều người mua thì năm nay vẫn chưa thể cháy tiếp được. Bởi “tuổi thọ” của mỗi chiếc quạt, điều hòa, tủ lạnh… cũng phải từ 5 năm trở lên.
Việc buôn bán giảm sút khiến nhiều chủ kinh doanh mặt hàng điện lạnh lo lắng. Chia sẻ với VnExpress.net, chị Nguyễn Thị Vân, chủ cửa hàng quạt trên phố Nguyễn Lương Bằng cho hay, chị thuê gian hàng 6 triệu đồng mỗi tháng, mùa đông cũng như mùa hè. Doanh thu chủ yếu chỉ trông vào những tháng nắng nóng, nhưng đợt chính vụ hè vừa rồi, việc kinh doanh ế ẩm nên chị cũng đang tính cách xoay sở, tìm hướng làm ăn mới.
Giám đốc một doanh nghiệp chuyên phân phối các sản phẩm điều hòa ở Hà Nội chia sẻ có nhiều yếu tố tác động đến thị trường hàng điện lạnh. Hồi đầu năm, nhà đèn tuyên bố khả năng thiếu điện cao, thời tiết cũng được dự báo sẽ cực nắng nóng. Lúc bấy giờ nhiều hãng phân phối các thiết bị giảm nhiệt mùa hè đã dự báo các sản phẩm tích điện như quạt phun sương tích điện, máy làm mát chạy bằng ắc-quy... sẽ bán rất chạy. Tuy nhiên, việc cung ứng điện không gián đoạn như dự báo. Thời tiết ở các tỉnh miền Bắc cũng không quá khắc nghiệt. Vì vậy, một số hộ gia đình có nhu cầu cũng gác lại việc mua sắm để dùng tiền vào các việc khác.
“Số lượng bán ra sụt giảm cũng là bởi hè này không quá nóng, các đợt nắng, oi ả cũng chỉ kéo dài vài ngày rồi lại có trận mưa hoặc bão nên số lượng khách có nhu cầu mua hàng ít hơn”, nhân viên của Trần Anh Computer giải thích.
Ngoài ra, một yếu tố khác khiến thị trường hàng điện lạnh ế ẩm ngay trong mùa nóng theo vị giám đốc này là xu hướng tiết kiệm chi tiêu của người tiêu dùng. Giá hầu hết các mặt hàng đều tăng cao, đời sống của người dân chịu ảnh hưởng đáng kể. "Nhiều hộ gia đình đã phải lựa chọn giữa mặc, ăn uống và mua sắm. Khi kinh tế dư giả, một bộ phận người tiêu dùng sẽ sẵn sàng thay mới đồ dùng trong nhà, nhưng khi đời sống khó khăn, họ lại tiết kiệm chi tiêu", vị giám đốc này chia sẻ.
Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến sức mua của nhiều sản phẩm trong nước, trong đó có các thiết bị điện tử, điện lạnh. Điều này kéo theo tình trạng hàng loạt mặt hàng vốn bán chạy trong những năm trước giờ trở nên ế ẩm, tồn kho cao. Trong đó, lượng tồn kho đối với xe máy tính đến tháng 7 vào khoảng 27,3%, điều hòa nhiệt độ tồn kho ở mức 33,2%, tủ lạnh, tủ đá 76,4% và máy giặt 83,5%.
Hồng Anh - Xuân Ngọc
Chủ một cửa hàng điện lạnh trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, cùng thời điểm này năm ngoái, người tiêu dùng gần như xếp hàng để mua điều hòa khi cái nắng nóng lên tới 40 độ C. Các cửa hàng đều trong tình trạng quá tải, thợ làm việc không kể ngày đêm vẫn không đáp ứng được nhu cầu của khách. Giá cả cũng bị đội lên tới vài chục phần trăm. Nhiều gia đình sẵn sàng chi cho thợ cả trăm nghìn đồng để được chuyển hàng và lắp đặt sớm.
Vậy mà, hè năm nay, sức mua giảm rất mạnh dù giá cả cũng giảm tới 2-5% so với trước.
Việc kinh doanh những mặt hàng điện lạnh năm nay vắng khách hơn nhiều so với những năm trước. Ảnh: Xuân Ngọc.
Theo ghi nhận của VnExpress, từ đầu vụ hè đến nay, các mặt hàng điện tử, điện lạnh và các sản phẩm làm mát mùa nóng chưa từng có giai đoạn nào "cháy" hàng. Các cửa hàng kinh doanh quạt điện, máy điều hòa đầu phố Nguyễn Lương Bằng, trong chợ Nguyễn Công Trứ, Kim Ngưu… suốt 3 tháng qua đều luôn trong tình trạng vắng vẻ chứ không sôi động như các năm trước. Theo các chủ kinh doanh, số lượng người mua giảm rõ rệt, mặc dù giá không hề tăng.
Chị Nguyễn Thị Vân, chủ cửa hàng quạt Nhật trên phố này cho hay, doanh thu năm nay chỉ bằng 70% so với những năm trước. “Dạo tháng 4, tháng 5, mỗi tuần còn bán được trên dưới 50 chiếc. Nhưng 3 tháng nay ế lắm, có những ngày ngồi dài mà chẳng ai mua”, chị Vân cho biết.
Kế sát đó, một cửa hàng bán điều hòa cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Anh Phú, chủ kinh doanh kể, còn nhớ năm ngoái, hơn một tháng trời, khách xếp hàng, chen nhau mua điều hòa rồi gọi điện giục chở đến, lắp đặt, nhưng năm nay, tuyệt nhiên không có ngày nào đắt khách như vậy.
“Nghĩ đến cảnh bán hàng năm trước mà thấy thèm, tuy hơi vất vả nhưng kiếm được, còn hơn ngồi dài thế này”, anh Phú than vãn.
Ngay đến những trung tâm điện máy lớn với hàng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá, giải nhiệt mùa hè…, việc buôn bán mặt hàng điện lạnh cũng không khá hơn. Thay vì phải hẹn 3-5 ngày sau như năm ngoái, đa phần các trung tâm này đều khẳng định, khách mua điều hòa sẽ được lắp đặt ngay trong ngày.
“Chị yên tâm, bọn em đảm bảo lắp cẩn thận và ngay sau khi mua hàng, không có chuyện chờ đợi và làm vội vàng như các năm trước”, nhân viên của một siêu thị điện máy trên đường Tây Sơn khẳng định. Anh này cung cấp thêm, nếu như năm ngoái, nhiều người mua điều hòa không thể chờ được lắp miễn phí, chấp nhận tự bỏ tiền túi ra thuê thợ mà vẫn khó khăn thì hè này, nhân công lắp điều hòa nhiệt độ rất thưa việc.
Giá các mặt hàng điện lạnh năm nay đa phần đều giữ so với năm ngoái. Tủ lạnh 140-220 lít có giá từ 4,5 triệu đồng đến 7,9 triệu đồng tùy hãng, loại có dung tích lớn hơn có giá trên 8 triệu đồng. Điều hòa loại có chế độ tiết kiệm điện năng Inverter, giá từ 13 triệu đồng trở lên. Các loại quạt tích điện giá từ 450.000 đồng đến 1,2 triệu đồng tùy xuất xứ và thời gian sử dụng. Quạt phun sương vẫn giữ ở mức 2,2-2,5 triệu đồng mỗi chiếc.
Thậm chí tại thời điểm hiện tại, một số loại còn rẻ hơn đầu hè đến vài trăm nghìn đồng. Chỉ vào chiếc điều hòa 2 chiều, loại Inverter 10.000 BTU của Panasonic, nhân viên của trung tâm điện máy Topcare (Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: “Cách đây vài tháng, chiếc này có giá hơn 9 triệu đồng, nhưng giờ giảm còn gần 8,8 triệu đồng. Nhìn chung, điện lạnh năm nay có giá 'mềm’hơn”.
Anh Thịnh, chủ cửa hàng phân phối điều hòa, quạt máy trong chợ Nguyễn Công Trứ lại cho rằng, việc buôn bán điện lạnh giảm sút là lẽ đương nhiên. Theo anh, sau nhiều năm liên tục hút khách, “cháy” hàng vì có quá nhiều người mua thì năm nay vẫn chưa thể cháy tiếp được. Bởi “tuổi thọ” của mỗi chiếc quạt, điều hòa, tủ lạnh… cũng phải từ 5 năm trở lên.
Việc buôn bán giảm sút khiến nhiều chủ kinh doanh mặt hàng điện lạnh lo lắng. Chia sẻ với VnExpress.net, chị Nguyễn Thị Vân, chủ cửa hàng quạt trên phố Nguyễn Lương Bằng cho hay, chị thuê gian hàng 6 triệu đồng mỗi tháng, mùa đông cũng như mùa hè. Doanh thu chủ yếu chỉ trông vào những tháng nắng nóng, nhưng đợt chính vụ hè vừa rồi, việc kinh doanh ế ẩm nên chị cũng đang tính cách xoay sở, tìm hướng làm ăn mới.
Giám đốc một doanh nghiệp chuyên phân phối các sản phẩm điều hòa ở Hà Nội chia sẻ có nhiều yếu tố tác động đến thị trường hàng điện lạnh. Hồi đầu năm, nhà đèn tuyên bố khả năng thiếu điện cao, thời tiết cũng được dự báo sẽ cực nắng nóng. Lúc bấy giờ nhiều hãng phân phối các thiết bị giảm nhiệt mùa hè đã dự báo các sản phẩm tích điện như quạt phun sương tích điện, máy làm mát chạy bằng ắc-quy... sẽ bán rất chạy. Tuy nhiên, việc cung ứng điện không gián đoạn như dự báo. Thời tiết ở các tỉnh miền Bắc cũng không quá khắc nghiệt. Vì vậy, một số hộ gia đình có nhu cầu cũng gác lại việc mua sắm để dùng tiền vào các việc khác.
“Số lượng bán ra sụt giảm cũng là bởi hè này không quá nóng, các đợt nắng, oi ả cũng chỉ kéo dài vài ngày rồi lại có trận mưa hoặc bão nên số lượng khách có nhu cầu mua hàng ít hơn”, nhân viên của Trần Anh Computer giải thích.
Ngoài ra, một yếu tố khác khiến thị trường hàng điện lạnh ế ẩm ngay trong mùa nóng theo vị giám đốc này là xu hướng tiết kiệm chi tiêu của người tiêu dùng. Giá hầu hết các mặt hàng đều tăng cao, đời sống của người dân chịu ảnh hưởng đáng kể. "Nhiều hộ gia đình đã phải lựa chọn giữa mặc, ăn uống và mua sắm. Khi kinh tế dư giả, một bộ phận người tiêu dùng sẽ sẵn sàng thay mới đồ dùng trong nhà, nhưng khi đời sống khó khăn, họ lại tiết kiệm chi tiêu", vị giám đốc này chia sẻ.
Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến sức mua của nhiều sản phẩm trong nước, trong đó có các thiết bị điện tử, điện lạnh. Điều này kéo theo tình trạng hàng loạt mặt hàng vốn bán chạy trong những năm trước giờ trở nên ế ẩm, tồn kho cao. Trong đó, lượng tồn kho đối với xe máy tính đến tháng 7 vào khoảng 27,3%, điều hòa nhiệt độ tồn kho ở mức 33,2%, tủ lạnh, tủ đá 76,4% và máy giặt 83,5%.
Hồng Anh - Xuân Ngọc
Bài viết mới cùng chuyên mục
Bài viết liên quan